(DeThiThuDaiHoc.com) - Thông thường, mỗi thí sinh sẽ chọn cho mình một khối thi chính. Việc thi thêm một khối thứ hai là chỉ để dự phòng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khối dự phòng này lại mang đến kết quả khả quan hơn khối thi chính.
Theo
lịch thi đại học,
khối A, A1, V, K đươc thi vào đợt I, còn khối B, C, D, và các khối năng khiếu sẽ được thi vào đợt II trong kì thi tuyển sinh đại học của một năm. Do đó một thí sinh đã dự thi khối A thì không thể dự thi khối A1 hay khối V, khối K; một thí sinh dự thi khối B thì không thể thi khối D được.
Vậy thì
nên chọn 2 khối nào để thi Đại học? Dưới đây là 2 trường hợp thường gặp nhất trong thực tế:
- Với các thí sinh chọn khối A làm khối thi chính thì nên thi thêm khối B vào đợt II và ngược lại, bởi bạn chỉ cần học thêm một môn cùng ban KHTN (dễ tiếp thu hơn).- Với các thí sinh chọn khối D làm khối thi chính thì có thể dự thi thêm khối A1 ở đợt I và ngược lại. Có khó khăn một chút ở trường hợp này là thí sinh khối D phải học thêm môn Lý, còn thí sinh khối A1 thì phải học thêm môn Văn.Thí sinh chọn
khối C làm khối thi chính thường chỉ dự thi được khối này, bởi các khối năng khiếu khác (có một số môn thi tương tự khối C) thì lại thi cùng đợt.
Các thí sinh dự thi các
khối năng khiếu thường chỉ dự thi được một khối, bởi các khối khác có môn thi gần giống thì lại diễn ra cùng đợt.
Trong thực tế, có một số ít thí sinh dự thi cả khối A và khối D. Tuy nhiên với sự lựa chọn này, thí sinh đó sẽ phải học 5 môn cùng một lúc: Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ và Ngữ Văn. Điều này sẽ làm giảm chất lượng ôn thi và việc đạt kết quả cao ở mỗi khối cũng sẽ khó khăn hơn.
Xem thêm: Các môn thi của từng khối thi Đại học
Read More »